Khi thai nhi bước vào tháng thứ 9 cũng là tháng cuối cùng trong chu kỳ mang thai. Ở tháng này thai nhi của bạn sẽ ít hoạt động hơn những tháng trước và có sự chuẩn bị tốt nhất để đón bé yêu chào đời.
Mang thai tuần thứ 33
Ở tuần thai thứ 33, bé đã nặng khoảng 2,15kg, to gần bằng một quả dưa đỏ và dài gần 46cm. Lớp mỡ của bé đang đầy lên giúp bé tròn trĩnh hơn. Ngoài ra, lớp mỡ này có tác dụng giúp bé điều chỉnh thân nhiệt sau khi được sinh ra. Da của bé cũng mịn hơn.
Hệ thần kinh trung ương và phổi của bé đang trưởng thành. Nếu bạn từng lo lắng về chuyện sinh non thì nay có thể hạnh phúc và thở phào vì những em bé sinh ra trong khoảng từ 34-37 tuần, nếu không có vấn đề sức khỏe nào khác, đều khỏe mạnh. Các bé có thể cần nằm trong lồng sơ sinh ít lâu, gặp vài vấn đề sức khỏe ngắn hạn, nhưng về lâu dài các bé cũng có thể phát triển y hệt như các bé sinh đủ tháng.
Mang thai tuần thứ 34
Vào tuần thứ 34 trong quá trình phát triển thai kỳ bé đã dài hơn 46cm và nặng khoảng 2,4kg, cỡ một quả dưa bở.
Tử cung giờ đã không có nhiều chỗ để bé cử động và bé cũng không định nhào lộn gì nữa trong chiếc tổ mềm mại ấm cúng này, nhưng số lần bé đạp thì vẫn như cũ.
Thận của bé đã phát triển đầy đủ, gan của bé cũng có thể sản xuất chất thải. Hầu hết các phát triển về thể chất đều đã hoàn tất, bé sẽ dành vài tuần tiếp theo để tăng cân.
Mang thai tuần thứ 35
Ở tuần thứ 35 của quá trình phát triển thai kỳ, bé đang tăng cân đều đặn khoảng gần 30g mỗi ngày. Giờ bé đã nặng khoảng 2.7kg và dài hơn 47cm, như một quả dưa gang tây. Bé đang “rụng” dần phần lớn lớp lông tơ bao phủ cơ thể và lớp sáp bao phủ làn da của bé trong suốt chín tháng nằm trong túi nước ối. Bé nuốt vào các chất này cùng các chất bài tiết khác, và cho kết quả là một hỗn hợp màu đen, gọi là phân su, “thành phẩm” của lần bài tiết đầu tiên của bé sau khi chào đời.
Vào cuối tuần này, bé sẽ được coi là đủ ngày đủ tháng. Các bé sinh trước 36 tuần được coi là sinh non và những bé sinh ra sau 40 tuần được coi là sinh muộn).
Thường bé sẽ nằm ở tư thế đầu chúc xuống. Nếu không, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện “xoay thai từ bên ngoài” để dỗ bé vào vị trí quay đầu xuống bằng các thao tác từ bên ngoài bụng của mẹ.
Mang thai tuần 36
Em bé của bạn ở lúc này đã chuẩn bị tốt cho cuộc sống ở môi trường bên ngoài bụng mẹ. Tháng cuối cùng này các mẹ nên hoạt động nhẹ nhàng, giữ cho mình tâm trạng thoải mái nhất và chờ đợi ngày con trào đời.
Em bé: Bé con của bạn lúc này có chiều dài khoảng 52,5cm từ đầu đến chân và cân nặng khoảng 3kg. Bé yêu của bạn có thể di chuyển thấp hơn xuống vùng bụng, thường giả định vị trí đầu cúi xuống để chuẩn bị cho việc chui ra ngoài. Bộ não bé lúc này phát triển nhanh chóng và em bé của bạn đã có thể nháy mắt.
Bà mẹ: Tử cung của mẹ đã lớn lên trong vài tuần qua và ở vị trí ngay dưới xương sườn của bà mẹ. Sau tuần thai thứ 36 này, Các mẹ nên khám bác sĩ đều đặn hàng tuần. Bà mẹ có thể ở gặp phải tình trạng mệt mỏi và bùng nổ năng lượng, cũng có thể bị đau vai. Các mẹ cũng cảm thấy nặng nề và khó chịu mông và xương chậu.
Mẹo trong tuần: Hãy bắt đầu chuẩn bị tích trữ các loại thực phẩm có thể dễ dàng đưa vào lò vi sóng và chuẩn bị sẵn sàng sau khi đưa em bé về nhà như thịt hầm và các món ăn đơn giản khác.
Mang thai tuần 37
Ở tuần thứ 37 này thai nhi đã có trọng lượng trung bình khoảng gần 3kg. Thai nhi của bạn có thể chào đời vào bất cứ lúc nào trong giữa tuần 38 và 40.
Em bé: Lúc này em bé của bạn đã dài khoảng 53cm từ đầu đến chân và nặng gần 3kg. Em bé tròn hơn mỗi ngày, da hồng hơn và dần hết nhăn nheo. Đầu em bé thường ở vị trí khung xương chậu của bà mẹ.
Bà mẹ: Tử cung có thể có cùng kích thước như tuần trước hoặc hai tuần trước. Bà mẹ sẽ tăng khoảng 12.5kg đến 17.5kg. Khoảng thời gian này, bác sĩ sẽ khám phụ khoa để kiểm tra quá trình phát triển của thai kỳ.
Mẹo cho tuần: Trong trường hợp bà mẹ lâm bồn sớm, hãy bắt đầu xếp đồ đạc vào hai túi để mang vào bệnh viện. Một túi cho bà mẹ gồm đôi vớ ấm áp, chiếc áo choàng, son dưỡng môi và tất cả mọi thứ bà mẹ cần trong thời gian lâm bồn. Túi thứ hai gồm đồ dung cần thiết cho trẻ sơ sinh.
Mang thai tuần 38
Đến thời điểm này ngày sinh đã gần kề, lúc này em bé đã ổn định ổn định ở dưới xương chậu và chuẩn bị cho việc thở, khi các màng chất lỏng của ối đi vào khí quản của đứa bé, em bé của bạn có thể bị nấc. Giờ đây đứa bé đã chuẩn bị cho cuộc hành trình thông qua ống dẫn ra thế giới bên ngoài.
Em bé: Hầu hết tóc sương mai, lông tơ, lớp phủ màu trắng, vernix ( chất bảo vệ da, có thể phủ toàn than bé) đang dần biến mất. Em bé đang nhận được kháng thể từ bà mẹ để bảo vệ bản thân chống lại bệnh tật. Tăng trưởng của em bé đang chậm lại, nhưng các tế bào mỡ dưới da dày hơn một chút để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài tử cung. Em bé gần như đã sẵn sàng cho việc sinh nở.
Bà mẹ: Có lẽ không tăng thêm trọng lượng, nhưng bà mẹ có thể cảm thấy khó chịu hơn. Hãy chuẩn bị túi sẵn sàng để mang đi khi lâm bồn. Sẽ không còn lâu nữa – 95% tất cả các em bé được sinh ra trong vòng hai tuần mẹ bắt đầu lâm bồn.
Mẹo cho tuần: Bà mẹ có thể muốn xem xét việc cắt da quy đầu nếu đó là bé trai. Cắt bao quy đầu có lợi ích nhiều về y tế hơn là vấn đề về văn hóa hay tôn giáo.
Mang thai tuần 39
Trong tuần này phần tử cung của bạn co thắt lại giúp cổ tử cung giãn nở và mở xung quanh đầu đứa bé. Khi nó giãn nở hoàn toàn giai đoạn 2 bắt đầu và đầu đứa bé đi vào phần đỉnh của âm đạo.
Em bé: cánh tay và chân đã cứng cáp, móng chân và móng tay đã mọc. Đầu em bé đã rơi vào khung xương chậu của người mẹ – cho phép bà mẹ hít thở dễ dàng hơn một chút.
Bà mẹ: Có lẽ đang cảm thấy tăng cân khá nhiều và không thoải mái. Tử cung đã lấp đầy xương chậu và hầu hết vùng bụng, đẩy mọi thứ khác ra. Trung tâm lực hấp dẫn đã thay đổi, vì vậy bà mẹ có thể cảm thấy vụng về hơn bình thường.
Mẹo cho tuần: Theo dõi dấu hiệu của việc lâm bồn, nhưng không nên quá bị ám ảnh, vì việc đó có thể xảy ra sớm hay vẫn là một tuần nữa. Một số khác biệt giữa co bóp dạ con trước khi sinh và nhầm lẫn đau đẻ: Nhầm lẫn đau đẻ thường tập trung ở vùng bụng dưới và háng, trong khi đau đẻ thật sự có thể bắt đầu ở lưng dưới và lây lan qua toàn bộ vùng bụng. Đau đẻ càng trở nên mạnh mẽ hơn theo thời gian.
Mang thai tuần 40
Khi cổ tử cung giãn nở bạn sẽ cảm thấy một khả năng mãnh liệt để sinh và đẩy đứa bé ra ngoài. Cuối cùng đầu đứa bé xuất hiện như cái chóp trong khi âm đạo đang nở và vài giây sau đó vai và phần thân mình còn lại cũng ra ngoài.
Khi bạn sinh em bé nếu thấy bé hơi xanh xao hay đầu có hình dáng lạ. Bạn đừng lo lắng nhiều những điều này tự nó sẽ sớm điều chỉnh lại. Khi đứa bé thở bình thường, nó sẽ hồng hào, đây là phần quan trọng của quá trình hợp nhất giữa mẹ và con.
Em bé: bé trai thường có xu hướng nặng hơn một chút so với bé gái. Lông tơ rơi ra ngoài nhiều hơn, nhưng một số vẫn còn trên vai, nếp gấp của da và phần đằng sau tai khi em bé được sinh ra.
Bà mẹ: Thời gian sinh đã gần đến, nhưng đừng lo lắng nếu ngày phải sinh đã đến nhưng không có chuyện gì xảy ra. Chỉ có 5% tất cả các em bé được sinh ra một cách chính xác vào đúng ngày dự đoán. Bà mẹ có thể thấy khó có một đêm ngon giấc, vì khó tìm vị trí thoải mái khi ngủ. Tuy nhiên, cố gắng nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và gác bàn chân lên trên cao nếu có thể.
Mẹo cho tuần: Nếu bà mẹ nghĩ rằng mình đang lâm bồn thì không nên ăn gì hết. Ăn nhẹ một chút gì đó cũng có thể làm dạ dày khó chịu và gây buồn nôn.
Những thay đổi trong cơ thể mẹ khi mang thai tháng thứ 9
Thời kỳ mang thai tháng thứ 9 này, đáy tử cung cao 30 – 35 cm, Lúc này tử cung của bạn tiếp tục hướng về phía trước và lúc này bạn sẽ cảm thấy hơi thở dễ chịu hơn, đây là thời điểm mẹ nên ăn uống nhiều hơn. Nhưng do tử cung gây sức ép lên bàng quang và trực tràng nên làm cho thai phụ đi tiểu nhiều lần, âm đạo bài tiết ra nhiều chất nhờn hơn và thường xuyên mắc táo bón. Qua 9 tháng mang thai. Khi sắp đến thời khắc sinh con, bà bầu cảm thấy rất vui.
Thời điềm này các mẹ hãy gác bỏ những bất an và lo lắng, Trong quá trình mang thai các mẹ nên tạo cho mình tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng, tích cực bằng cách suy nghĩ về đứa con bé bỏng, đáng yêu sắp chào đời. Bạn nên thường xuyên đi dạo cùng chồng ở những nơi thoáng mát, có nhiều cây xanh, giúp cho tinh thần thảnh thơi, chút bỏ những lo lắng. Đặc biệt là khi đang mang thai bạn bị ức chế, buồn phiền, mệt mỏi sẽ ảnh hướng rất lớn đến thai nhi và đứa trẻ ra đời rất dễ bị trầm cảm.
Ở tháng 9 này chị em không nên làm các công việc gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi như: các động tác với tay lên cao, hay các động tác ép vào bụng. Đặc biệt, bà bầu phải kiêng sinh hoạt tình dục khi đã mang thai tháng thứ 9, vì có thể sẽ dẫn đến áo bọc thai bị phá và dẫn đến sinh sớm.
Ngoài ra hãy phân bổ thời gian thật hợp lý các mẹ nhé, Ở tháng thứ 9 mang thai này nên nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ, bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ để đảm bảo tốt cho việc sinh con.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ và bé trong tháng thứ 9
Bước vào tháng 9 của thai nhi chế độ dinh dưỡng cực kỳ quan trọng đối với cả mẹ và bé. Thời điểm này, thai phụ nên ăn thêm nhiều dinh dưỡng và chất lượng tốt, Nguyên tắc ăn vẫn như các tháng trước, các mẹ không nên ăn nhiều trong 1 lần, hãy ăn thành nhiều bữa trong ngày. Nên chọn loại thức ăn có khối lượng nhỏ mà chất dinh dưỡng lại cao như các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật, giảm thiểu các loại thức ăn có khối lượng lớn, nhưng dinh dưỡng lại thấp như đậu nành…
Mẹ nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ có nhiều trong rau xanh, trái cây, bánh mỳ, ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, đu đủ … giúp mẹ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Ở tháng cuối cùng ở thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung cho mình nhiều vitamin C thông qua việc ăn nhiều loại hoa quả họ quýt, cam, cà chua, dâu tây, và các loại rau như bông cải xanh …
Vitamin A đặc biệt quan trọng cho mắt, hệ miễn dịch, sự phát triển của các tế bào vùng miệng, lưỡi, nội tạng …. Rất tốt cho sức khỏe bà bầu và trẻ nhỏ.
Cũng như việc kiêng khem suốt 8 tháng vừa rồi, đến tháng thứ 9 này, để con không gặp bất cứ vấn đề gì, bạn nên tránh xa các loại đồ ăn, đồ uống như: café, trà đặc, đường hóa học, thực phẩm chưa được nấu chín, môi trường có khói thuốc lá …
Các mẹ chú ý trước khi sinh, bà bầu nên khám thai hàng tuần. Các mẹ cần kiểm tra huyết áp, thể trọng và nghe tim thai, Ngoài ra nên kiểm tra sự hoạt động của thai nhi. Thường thì thai hoạt động khoảng 4 – 5 lần trở lên trong một giờ, đến khi gần sinh thì cử động ít hơn. Kiểm tra đo lường đáy tử cung để tiện cho việc phát hiện thai nhi có tiếp tục phát triển hay dừng lại. Mang thai 38 tuần về sau, nên xoa bóp đầu vú hai lần mỗi ngày. Mỗi lần từ 15 – 30 phút. Khi trong giai đoạn dự sinh, nên tăng cường kiểm tra nhiều lần để có sự chuẩn bị thích hợp và kịp thời.
Những việc mẹ cần làm khi mang thai tháng thứ 9
Lên kế hoạch dự phòng cho việc sinh nở. Bạn có thể sẽ sinh sớm hơn hoặc có biến chứng nào đó buộc phải ở lại bệnh viện lâu hơn dự tính. Hãy đưa chìa khóa nhà cho người thân để phòng trường hợp bạn cần thứ gì đó trong khi không thể về nhà. Lên danh sách những người sẽ giúp bạn những việc sau đây:
- Chăm sóc cho các con.
- Đưa đón những trẻ lớn đi học hoặc các lớp ngoài giờ.
- Những việc vặt ở nhà như chăm sóc vật nuôi, tưới cây cảnh.
- Làm thay công việc của bạn tại chỗ làm hay bất cứ nghĩa vụ nào khác.
Bắt đầu đọc sách về chăm sóc trẻ. Nếu chưa bắt đầu, bây giờ là lúc lý tưởng để bạn chuyển từ đọc về việc mang thai qua tìm hiểu về chăm sóc trẻ sơ sinh. Bạn sẽ không có nhiều thời gian để đọc một khi bé chào đời nên hãy học hỏi tất cả những gì có thể về những tuần đầu tiên của con.
Bé vẫn nên duy trì mức hoạt động cho đến lúc chào đời, vì vậy trong lúc này, quan trọng là bạn tiếp tục chú ý đến những cử động của bé và báo với bác sĩ ngay nếu bé giảm cử động.
Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu vỡ ối. Khoảng 8% thai phụ đến kỳ sinh nở bị thủng màng trước khi bắt đầu chuyển dạ. Đôi khi là một lượng nước ối lớn vỡ ồ ạt hoặc một lượng nhỏ hoặc chỉ rỉ ra. Đừng cố gắng tự chẩn đoán. Hãy gọi cho bác sĩ ngay cả khi bạn chỉ nghi ngờ mình bị rỉ ối. Nếu bạn bị vỡ màng ối mà không kèm theo những cơn co thắt, bạn sẽ được kích sinh.
Nếu bạn dự định cho con bú sữa mẹ mà chưa mua áo ngực cho bé bú, hãy mua ngay và mang theo chúng đến bệnh viện. Ngực của bạn khi cho con bú có thể tăng 1-2 cỡ so với trước khi có thai. Hãy nhớ mua miếng lót ngực đặt trong áo ngực để thấm sữa rỉ ra cùng với thuốc mỡ lông cừu đạt chuẩn y khoa để xoa dịu núm vú. (Tránh dùng nếu bạn dị ứng với len).
Ngoài ra, bạn có thể thuê vài bộ phim, chọn đọc một cuốn tiểu thuyết hoặc tạp chí, nghe một đĩa CD mới, ngủ hoặc chợp mắt bất cứ khi nào có thể. Bạn đang ở điểm cuối của thai kỳ và xứng đáng được có những khoảng thời gian tĩnh! Nếu bạn vận động liên tục đến lúc sinh, bạn sẽ kiệt sức sau khi sinh bé.
Bài tập cho thai phụ tháng thứ 9
Chắc chắn bạn vẫn thường nghe nói, trong quá trình mang thai nên đi bộ để dễ sinh em bé. Rất nhiều thai phụ không muốn đi ra ngoài, không tiếp tục đi bộ điều này là không tốt. Thông qua việc đi bộ, có thể làm cho xương chậu của thai phụ vận động, làm tăng thêm lực cho cơ, cải thiện và xúc tiến các huyết mạch tuần hoàn, an định hệ thống thần kinh, tăng cường công năng, thay đổi khí ở phổi, hít vào khí mới trong lành, giúp cho vấn đề tiêu hoá được tốt hơn và có lợi cho sức khoẻ của người mẹ và thai nhi.
0 comments:
Post a Comment