Sự thay đổi của mẹ và bé theo tuần trong tháng thứ 8
1. Mang thai tuần thứ 29
- Sự phát triển của thai nhi
Khi thai nhi bước vào tuần thai thứ 29 em bé của bạn năng khoảng 1,4kg tương đương một cái bắp cải lớn. Bé dài khoảng 40cm. Thời điểm này quanh bé đang có hơn 0,8l nước ối bao quanh bé, Bắt dầu từ tuần thai này khối nước này sẽ giảm đi khi bé ngày một lớn lên và chiếm nhiều không gian hơn trong tử cung của bạn.
Tổng trọng lượng tăng lên của bạn cho tới lúc này có thể vào khoảng từ 8 – 11kg. Bạn cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi và lập danh sách mua sắmnhững sản phẩm cần thiết cho em bé, chẳng hạn như tã, yếm và khăn lau em bé, thêm vào đó là một vài bộ quần áo cho trẻ sơ sinh.
Hệ miễn dịch của đã được hình thành. Trong giai đoạn này, bạn cần đặc biệt chú ý đến việc bổ sung DHA để giúp tế bào não và thần kinh bé phát triển. Vào tuần thứ 29, bé nặng hơn 1kg và dài khoảng gần 39cm. Cho đến khi ra đời, bé có thể tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba trọng lượng ấy.
Tuần thai 29 thi lực của bé tiếp tục phát triển dần. Sau khi sinh ra bẽ của bạn sẽ vẫn ngủ nhiều trong ngày. Khi mở mắt, bé sẽ phản ứng lại với sự thay đổi của ánh sáng, nhưng chỉ đạt được 1/20 thị lực – có nghĩa bé chỉ có thể thấy những thứ cách mặt mình khoảng 10cm mà thôi.
- Những thay đổi trong cơ thể mẹ.
Vào những tuần thai thứ 29 em bé của bạn phát triển mạnh, bạn có thể sẽ cảm thấy hơi mệt, nhất là những khi khó ngủ. Sự thay đổi của hormone dẫn đến các dây chằng và các khớp xương lỏng hơn khiến bạn dễ mất thăng bằng.
Việc các dây chằng giãn cũng khiến chân thường xuyên trong tình trạng phình to, bạn nên chuẩn bị một vài đôi giày mới cỡ lớn.
Khi thai kỳ bước vào tuần thai 29 bạn sẽ gặp các dấu hiệu khiến bạn mệt mỏi ở giai đoạn đầu khi mang thai có thể quay trở lại. Chính những triệu chứng khó chịu kết hợp cùng sự thay đổi hormone sẽ khiến những cảm xúc khó kiểm soát quay trở lại. Cảm giác lo lắng không biết mình sẽ chuyển dạ thế nào, mình có trở thành người mẹ tốt hay không… là hoàn toàn bình thường.
2. Mang thai tuần thứ 30
- Sự phát triển của thai nhi
Khi bước vào tuần thai 30 em bé của bạn dài hơn 40,6cm, nặng khoảng 1,5kg cỡ bằng trái dừa và đang chuẩn bị tăng tốc phát triển. Bé đã có thể quay đầu từ bên này sang bên kia. Tay, chân và thân mình bắt đầu trở nên đầy đặn hơn do chất béo cần thiết đang bắt đầu tích tụ dưới da.
Có một rắc rối trong thời kỳ này là thai nhi đã lớn và chèn ép bàng quang cho nên bạn có thể phải ghé thăm nhà vệ sinh nhiều hơn trước. Chân bạn cũng bị phù, da vùng bụng có thể bị rạn nhiều khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn. Những cơn co thắt có thể xảy ra, kéo dài khoảng 30 giây. Tuy vậy bạn nên cẩn thận nếu những cơn co thắt xảy ra thường xuyên, vì đó là dấu hiệu của việc sinh non.
Em bé bắt đầu thay đổi vị trí (quay đầu) để chuẩn bị cho việc chào đời. Bé sẽ hoạt động mạnh và đạp vào bụng bạn rất nhiều. Những khi bé đạp, nếu để ý, bố mẹ có thể thấy được hình dáng bàn chân của bé.Các bác sĩ khuyến cáo bố mẹ nên để ý cử động của bé, lý tưởng nhất là khoảng 10 cái đá, nhúc nhích hay lăn trong vòng 2 giờ. Mức độ này chứng tỏ bé đang rất khỏe mạnh.
Trong tuần thai này em bé của bạn có thể cũng ngọ nguậy nhiều, đạp và lộn nhào khiến bạn khó ngủ. Hãy tự nhủ: tất cả những hoạt động này cho thấy con bạn khỏe mạnh và lanh lợi.
- Những thay đổi ở mẹ bầu
Phần tử cung của bạn đôi khi sẽ bị thắt lại trong tuần này nhé. Thông thường những cơn co thắt kéo dài khoảng 30 giây và không đều đặn và không gây đau. Mặt khác, những cơn co thắt thường xuyên, kể cả không đau, là dấu hiệu của sinh non.
Trong 1 giờ nếu bạn bị nhiều hơn 4 cơn co thắt hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào khác của sinh non như: tiết nhiều dịch âm đạo hoặc thay đổi dạng dịch; dịch trở nên loãng, giống nhầy hay có máu, kể cả nếu dịch có màu hồng hay chỉ thoáng có chút máu; đau bụng hoặc đau thắt như khi hành kinh, áp lực gia tăng ở vùng xương chậu hoặc đau lưng dưới, nhất là khi bạn chưa từng bao giờ bị như vậy thì hãy đến gặp ngay bác sĩ.
3. Mang thai tuần thứ 31
- Sự phát triển của thai nhi
Vào tuần thai thứ 31 em bé của bạn nặng khoảng 1,7kg và dài khoảng 42,5cm lúc này em bé của bạn chiếm nhiều không gian trong tử cung. Bé có thể nghe thấy những âm thanh khác nhau, bao gồm cả giọng nói quen thuộc và âm nhạc.
Trong tuần thai thứ 31 bạn đã có thể có sữa non và xuất hiện các cơn co thắt âm đạo. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu bị nhiều hơn 4 cơn co thắt trong 1 giờ hoặc có bất kỳ dấu hiệu khác của sinh non.
Thời điểm này em bé của bạn đã có móng chân, móng tay, tóc và lông tơ. Đặc biết lớp da của bé mềm và mịn do bé đang tròn trĩnh hơn. Bé chuẩn bị chào đời.
- Những thay đổi trong cơ thể mẹ bầu
Bây giờ thì có muốn thì bạn cũng không tránh được sự thật rằng bạn đang mang thai. Cảm giác đau nhức chỗ này chỗ kia trên cơ thể, những cú hích đạp trong bụng luôn kéo bạn về với thực tại rằng mình đang mang em bé trong người.. Mọi người thường có xu hướng vẽ vời hình ảnh một người phụ nữ mang thai thật dễ thương và nữ tính, nhưng sự thật thì khác xa nhiều lắm. Tuy nhiên cũng đừng lo lắng nếu bạn thấy mình không thật sự cảm thấy thoải mái trong suốt thai kỳ. Đây là điều thường gặp ở các phụ nữ mang thai, nhưng lại không được nói đến nhiều.
Triệu trứng đau lưng có thể làm bạn khó chịu trong tuần thai 31 này, Nguyên nhân có thể do tử cung đang lớn lên và những thay đổi hormon hoặc có thể là một biểu hiện sinh non, Vì vậy mẹ nên đi khám nếu thấy triệu chứng này kéo dài.
Có thể bạn sẽ không nín được và bị đái dắt một chút vào giai đoạn này. Với những người đã từng mang thai trước đó thì việc này còn phổ biến hơn nữa. Kể cả khi bạn cười to, hắt xì, ho hay nâng vật nặng, bạn cũng có thể để rò ra tí chút nước từ cái bong bóng của mình. Thường thì về cuối thai kỳ, chuyện này sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Một số phụ nữ còn phải dung băng vệ sinh mỏng để tránh các tình huống dở khóc dở cười. Bài tập xương chậu-sàn nhà sẽ giúp các cơ hỗ trợ bàng quang của bạn khỏe hơn.
Nếu bạn đang mang kính áp tròng, thì giờ đây bạn sẽ cảm giác rất khó chịu. Sự ứ dịch và hình dáng mắt thay đổi sẽ dẫn đến việc tròng kính không còn vừa vặn với tròng mắt nữa. Nhiều phụ nữ đổi sang mang kính có gọng, đợi cho đến khi sinh con xong và mắt trở lại bình thường. Bạn hãy tránh việc lại có một đơn thuốc cho kính áp tròng mới vào giai đoạn này. Mắt bạn đang trải qua một thời kỳ chuyển tiếp, và khám thị lực vào thời điểm này sẽ không chính xác.
Một người bạn cũ sẽ quay trở lại với bạn – chứng ợ nóng. Em bé đang đẩy dạ dày và ruột bạn lên cao, ra khỏi vị trí bình thường. Nghĩa là bạn không thể tiêu hóa bình thường nữa. Một số thức ăn có thể khiến chứng khó tiêu và ợ nóng càng nặng, và thậm chí có thể làm muối mặt bạn lúc nào không hay. Những thủ phạm nguy hiểm nhất là đồ ăn cay, nóng, hay một bữa ăn thật no. Hãy hỏi bác sĩ hay dược sỹ của bạn về những loại thuốc làm giảm độ axit an toàn cho bạn, có thể sử dụng được khi đang mang thai. Sữa, da-ua, bánh sữa trứng và pho mát đều có thể sẽ giúp giảm chứng ợ nóng này.
Tuần này, những cơn quặn thắt Braxton Hick sẽ thường xuyên hơn. Các cơn quặn tử cung không đau đớn là một cách tự nhiên tập dượt cho bạn để chuẩn bị cho lúc đưa em bé ra đời. Trừ phi bạn cảm thấy đau nhiều, hoặc âm đạo bị khô, còn lại thì không nên lo lắng. Thay đổi tư thế nhạ nhàng hoặc tắm nước nóng đểu giúp giảm các cơn quặn thắt này.
Trong tuần này phần tử cung đang lớn lên làm thay đổi trọng tâm của bạn, các cơ bụng căng ra và yếu đi, thay đổi tư thế và kéo căng vùng lưng gây đau tức. Ngoài ra những hormone khi mang thai cũng làm lỏng các khớp và dây chằng nối khung xương chậu với xương sống có thể khiến bạn bị mất cân bằng và cảm thấy đau khi đi lại, đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, khi trở người trên giường, khi đứng dậy từ ghế thấp hay khi cúi, xách đồ.
Nếu bạn bị mất ngủ thì rõ ràng là tâm trạng thất thường của bạn sẽ lại càng tệ. Cố gắng đi ngủ theo một giờ cố định, và có những “thủ tục lên giường” lặp đi lặp lại mỗi ngày để cơ thể bạn biết khi nào thì cần phải nghỉ ngơi. Tránh uống cà phê hay ăn sô-cô-la vào buổi chiều và tối, và tránh tập thể dục sau 4 giờ chiều. Nếu bạn đang đi làm, cố gắng đừng làm gì nhiều sau khi về đến nhà và đừng đòi hỏi bản thân mình quá cao.
Hãy bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn để đáp ứng nhu cầu tăng cân cho mẹ và bé, Trong tuần này lượng máu của bạn tăng 40-50% từ khi có thai. Phần tử cung đẩy lên gần cơ hoành và chèn vào dạ dày khiến bạn có thể bị hụt hơi và ợ nóng. Tử cung lấp đầy phần lớn vùng bụng, bà mẹ tăng từ 10.5kg đến 13.5kg. Bà mẹ sẽ không phải đợi lâu cho đến khi em bé chào đời. Để giảm khó chịu, hãy dựa gối cao khi ngủ và chia bữa ăn thành những bữa nhỏ thường xuyên hơn.
Nếu đây là lần đầu bạn mang thai, bạn sẽ có cơ hội được nghỉ ngơi, chăm sóc khá chu đáo. Nhưng nếu bạn còn có những đứa con khác cần chăm sóc, cơ hội được nghỉ ngơi này sẽ bị hạn chế nhiều lắm. Mỗi ngày hãy cố gắng dành ra vài phút yên tĩnh để thư giãn, chỉ tập trung “sống trong hiện tại” và ngừng lo lắng về tương lai. Mỗi khi có cơ hội làm điều này, hãy ngồi xuống, hít thở, thư giãn, và ngồi yên như thế. Chỉ đơn giản vậy thôi mà tốt cho cả bạn lẫn em bé đấy.
Để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của cả bạn và con, lượng máu của bạn tăng 40-50% từ khi có thai. Tử cung đẩy lên gần cơ hoành và chèn vào dạ dày khiến bạn có thể bị hụt hơi và ợ nóng. Để giảm khó chịu, hãy dựa gối cao khi ngủ và chia bữa ăn thành những bữa nhỏ thường xuyên hơn.
Khi thai lớn dần, bạn có thể bị đau thắt lưng, nhớ báo ngay cho bác sĩ, đặc biệt nếu trước đây bạn chưa từng bị đau thắt lưng, vì đó có thể là một dấu hiệu của sinh non.
Nếu không phải do sinh non thì chứng đau lưng của bạn là do tử cung đang lớn lên và những thay đổi hormone.
Tử cung đang lớn lên làm thay đổi trọng tâm của bạn, các cơ bụng căng ra và yếu đi, thay đổi tư thế và kéo căng vùng lưng gây đau tức.
Những thay đổi hormone khi mang thai cũng làm lỏng các khớp và dây chằng nối khung xương chậu với xương sống có thể khiến bạn bị mất cân bằng và cảm thấy đau khi đi lại, đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, khi trở người trên giường, khi đứng dậy từ ghế thấp hay khi cúi, xách đồ.
Chia sẻ của mẹ có kinh nghiệm: Nhờ chồng giúp đỡ “Khi mang thai tôi thấy rất khó ngủ. Cách duy nhất để ngủ được là khi tôi nằm dựa lưng vào chồng mình. Sự hỗ trợ của anh ấy và một cái gối giữa hai chân của tôi là điều tốt nhất”. chị Trâm, Quận 4, Tp.HCM cho biết.
- Lời khuyên cho tuần này
Hãy tiết kiệm một số tiền mỗi tuần để giúp cân bằng ngân sách gia đình sau khi bạn sinh em bé. Trở nên phụ thuộc về tài chính sẽ là một thay đổi lớn đối với nhiều phụ nữ, nhất là những người luôn tự hào về sự đóng góp của mình vào thu nhập của gia đình.
Bạn thường chỉ tập trung mua sắm cho em bé mà nhiều khi quên mất chính mình. Nên chăm sóc bản thân mình, và thi thoảng có thể có một chút “quỹ đen” cũng không sao. Những chỗ tiền giấu riêng ấy lại thường là điều khiến nhiều bà mẹ vui nhất mỗi khi ngân sách gia đình bị hạn hẹp.
Nên nắm rõ chu trình hoạt động và nghỉ ngơi của em bé trong bụng bạn. Nếu có gì thay đổi, hơn ai hết, bạn phải là người biết rõ cái gì là bình thường, cái gì không dựa vào những cử động của con bạn. Bây giờ dạ con của bạn đang khá là chật chội, nên sẽ không còn những cú trở nhào hay lật người vốn rất thường xuyên trước đây. Bù lại, bạn sẽ được “tận hưởng” hàng ngày những cú đá từ hai bàn chân khỏe khoắn, những cú chỏ vào mạn sườn, hay những cú đạp vào bàng quang của bạn. Hãy dành thời gian thư giãn với những chuyển động của em bé. Cho dù điều này là khó hình dung với bạn ngay lúc này, nhưng sự thực là nhiều bà mẹ nói rằng, sau khi con đã ra đời, họ thấy nhớ cái cảm giác có em bé cứ cử động bên trong bụng mình.
4. Mang thai tuần thứ 32
- Sự phát triển của thai nhi
Khi bước vào tuần thai thứ 32 em bé của bạn nặng hơn 1,8 kg và dài hơn 48 cm, lúc này bé cỡ bằng một quả dứa. Trong giai đoạn này bé không còn nhăn nheo và khung xương cũng cứng cáp hơn.
Chiều dài của bé lúc này khoảng 48cm từ đầu đến chân và nặng gần 2kg. Bé gần như lấp đầy tất cả không gian trong tử cung, nhưng vẫn có đủ chỗ để bé nhào lộn. Một lớp mỡ được hình thành dưới da và em bé đang luyện tập mở mắt và thở.
Tuần thai thứ 32 phần xương trên hộp sọ bé chưa chụm vào, có thể dịch chuyển và hơi chồng lên nhau để bé dễ chui lọt qua đường sinh khi chào đời. Áp lực tác động lên đầu bé trong quá trình sinh ra lớn đến nỗi nhiều đứa trẻ sinh ra có chóp đầu nhọn hình nón.
Vào tuần thai thứ 32, bé nặng hơn 1,8kg một chút và dài hơn 43cm, cỡ bằng một quả dứa. Bé không còn nhăn nheo và khung xương cũng cứng cáp hơn.
Xương trên hộp sọ bé chưa chụm vào, có thể dịch chuyển và hơi chồng lên nhau để bé dễ chui lọt qua đường sinh khi chào đời. Áp lực tác động lên đầu bé trong quá trình sinh ra lớn đến nỗi nhiều đứa trẻ sinh ra có chóp đầu nhọn hình nón.
Những xương này vẫn chưa khít hẳn lại cho đến khi bé bước vào tuổi trưởng thành, để có thể tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển của não bé cũng như các mô khác trong suốt khoảng thời gian thơ ấu và niên thiếu.
Nếu em bé là con trai, thì lúc này dương vật của bé sẽ dần di chuyển từ bụng xuống phía bìu. Với một số bé trai, bộ phận này sẽ vẫn chưa chịu di chuyển xuống dưới khi ra đời, nhưng thường thì nó sẽ di chuyển về đúng chỗ trong vòng một năm đầu. Và hoóc môn thai kỳ của bạn sẽ khiến cho phần bìu của bé bị sưng lên khi mới sinh. Tương tự, nếu bạn có bé gái, âm hộ của bé cũng sẽ hơi bị phù, sưng. Tất cả những dấu hiệu này sẽ biến mất trong vòng vài tuần đầu.
Em bé đã có thể dễ dàng nhắm mắt mở mắt, nhấp nháy, nheo mắt, và luyện tập điều tiết mắt. Khi ánh sáng mạnh xuyên qua thành bụng mẹ, em bé đã có thể tránh đi, nhắm mắt lại, và đồng tử thì điều tiết để hạn chế lượng ánh sáng chiếu vào mắt.
Lớp màng bảo vệ da em bé vẫn tiếp tục phát huy chức năng của mình ở tuần thai thứ 32 này. Tuy nhiên, lớp lông tơ bọc quanh da đã bắt đầu biến mất. Nếu em bé ra đời ngay bây giờ, đây sẽ là một trong những điểm khiến bạn chú ý nhất, đặc biệt là phần quanh lưng, vai, và cả trên hai chiếc tai nhỏ xinh xinh.
Cortizol sẽ được sản sinh nhiều hơn trong tuần này bởi những tuyến đặc biệt ở ngay trên chóp thận của em bé. Bằng cách nào đó, những tuyến thượng thận này tự động hiểu rằng chúng cần phối hợp với phổi để sản sinh ra những chất đặc biệt kia. Nói chung, ngoài phổi ra, thì tất cả các bộ phận trong cơ thể của em bé đã có thể hoạt động độc lập nếu em bé ra đời bây giờ.
- Những thay đổi trong cơ thể mẹ
Khi thai nhi 32 tuần, bạn sẽ thấy càng khó khăn để duy trì được những hoạt động thường ngày của mình. Phổi bạn sẽ không căng lên được như bình thường, và bạn thường xuyên cảm thấy khó thở như thể phần giữa cơ thể bị ép, bị siết thật chặt. Lúc nào bạn cũng muốn cả cơ thể được duỗi ra thoải mái, và ước gì mình dài hơn được vài xen-ti-mét, đặc biệt là ở phần thân giữa.
Tuần thai 32 cơ thể mẹ phát triển nhiều, phần bụng căng ra do thai nhi lớn dần lên từng ngày. Nếu trước đó bạn đi khệnh khạng thì nay có thể sẽ đi lạch bạch, lắc lư. .
Trong tuần thai này có thể bạn sẽ có cảm giác đau đau, thậm chí tê cứng ở các ngón tay, cổ tay và bàn tay. Như nhiều mô khác trong cơ thể, những mô ở cổ tay bạn có khả năng giữ nước, làm tăng áp lực lên ống xương cổ tay.
Những dây thần kinh chạy qua đường ống này có thể bị bó chặt, gây nên cảm giác tê cứng, ngứa ran, đau nhói hay đau âm ỉ. Hãy thử đeo thanh nẹp để ổn định cổ tay hoặc kê cao tay lên gối khi ngủ. Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải vận động tay thường xuyên (chẳng hạn như trên bàn phím hay trên dây chuyền lắp ráp), hãy nhớ thường xuyên duỗi tay khi nghỉ giải lao.
Chóp tử cung của bạn hiện giờ cách rốn khoảng 14.5 cen-ti-met. Bạn thậm chí có thể đặt cả một cái cốc lên bụng mình khi ngồi, và điều này quả thật quá tiện khi bạn đi dự tiệc chẳng hạn. Bạn có xu hướng so sánh cơ thể và hình dáng của bụng bầu của mình với các bà bầu khác. Hãy luôn nhớ rằng mỗi bà bầu mỗi khác, và sẽ không có ai giống ai cả. Em bé của bạn cũng là sự kết hợp đặc biệt và duy nhất giữa ADN của bạn và của bạn đời, và cái cách mà cơ thể bạn phản ứng và bảo vệ thai nhi cũng khác biệt và duy nhất nữa.
Trong tuần thai thứ 32 này, bạn có thể thường xuyên thấy khó thở. Phổi và cơ hoành của bạn đang bị o ép, và em bé thì đang ngồi ngay trên dạ dày của bạn. Em bé vẫn chưa “rơi” xuống khung xương chậu, nghĩa là phần bụng trên của bạn vẫn rất chật chội. Vì vậy, có thể bạn sẽ cảm thấy dễ ngủ hơn khi kê gối thật cao. Nhớ ngồi thật thẳng lưng, điều này cũng giúp ích nhiều đấy.
Bạn sẽ bị ợ nóng, bị khó tiêu và trào ngược axít dạ dày nhiều hơn nữa trong tuần này. Hãy cố gắng ăn được 6 đến 7 bữa nhỏ trong một ngày, hơn là ăn thật no và chia làm ít lần trong ngày. Hơn nữa, bây giờ bạn có thể cũng không cảm thấy đói nhiều như trước đây, nên sẽ thấy dễ chịu hơn với từng lượng nhỏ thức ăn. Cũng đừng hạn chế mùi vị của các món bạn ăn. Em bé cũng sẽ được nếm những hương vị thức ăn khác nhau từ trong nước ối, và như vậy bé sẽ dễ ăn hơn, chịu thử nhiều loại thức ăn khác nhau hơn về sau này, khi bắt đầu ăn được thức ăn cứng.
Thời gian này, khi đi khám thai, có lẽ bạn sẽ thấy con mình đã nằm chúc đầu xuống. Cách nằm này được gọi là nằm ngôi thuận. Đừng lo lắng nếu thấy em bé nằm lệch một bên hoặc vẫn ngồi như cũ với đầu ở phía trên, nhất là nếu bạn chưa có con lần nào. Từ giờ đến lúc sinh, vẫn còn đủ thời gian cho em bé xoay chuyển vào đúng tư thế.
Chân của bạn có thể sẽ có dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch vào tầm thời gian này. Nếu mẹ bạn hay ai đó trong gia đình cũng từng bị như vậy, thì bạn cũng dễ có khả năng bị chứng này. Hãy ngồi bất cứ khi nào có thể, và gác chân cùng bàn chân lên cao. Hãy kê chân theo bất cứ cách nào bạn có thể để đưa máu quay trở lại thân người. Nhiều bà bầu thề trên đôi bít tất dài của họ rằng hễ vừa sáng ra họ đã mang ngay chúng vào, thì chúng sẽ phát huy hiệu quả rõ rệt. Cũng phải để ý đến cân nặng mình. Quá nhiều mỡ chỉ làm khổ thêm các mạch máu chủ của bạn mà thôi.
Bạn lúc nào cũng thấy nóng, và ngay cả khi mọi người đều cảm thấy lạnh, thân nhiệt của bạn vẫn cao hơn ít nhất là vài độ. Nếu bạn đặt tay ngay sát gần da bụng mình, bạn sẽ cảm thấy hơi nóng sực tỏa ra từ cơ thể mình.
Cho dù bạn đời vẫn thấy bạn thật hấp dẫn, chuyện mây mưa giờ đây là điều cuối cùng mà bạn có thể nghĩ được. Chỉ nghĩ đến chuyện gần gũi nhau và phải tiêu tốn rất nhiều sức lực đã khiến bạn mất hết hứng thú rồi. Hãy làm cho bạn đời của bạn thất vọng một cách nhẹ nhàng nhất, nói với anh ấy rằng bạn không thích và không thực sự cảm thấy thoải mái. Anh ấy sẽ phải thông cảm. Xét cho cùng, cái thai kỳ vất vả này cũng là để bạn mang nặng đẻ đau đứa bé của cả anh ấy chứ không chỉ của riêng bạn.
Nếu bạn không lấy chuyện ăn khó tiêu làm phiền, thì việc quá phấn khích có thể lại khiến bạn khó ở. Chỉ còn 8 tuần nữa thôi là bạn đã có thể ôm em bé của bạn vào lòng. Sẽ có những lúc bạn cảm tưởng như bạn không thể đợi thêm được nữa, mấy tuần mà dài như cả thế kỷ. Lại có những lúc khác, bạn lại cảm giác như bạn mang thai nhanh quá, và rằng bạn cần phải trân quý quãng thời gian mang thai này.
Khi mang thai 32 tuần, có thể bạn sẽ lo lắng nhỡ may có vấn đề gì với con mình mà bác sĩ chưa phát hiện ra. Có thể bạn tự hỏi rằng mình và bạn đời biết phải làm sao, cuộc sống của bạn sẽ như thế nào nếu như em bé có chuyện gì không ổn. Nhiều phụ nữ trở nên rất mê tín vào thời gian này, và liên tục nhìn thấy những điều gì đó không bình thường rồi suy diễn ra vấn đề. Những giấc mơ, hay việc gặp ai đó trên đường bị khuyết tật hoặc bệnh thần kinh, hoặc nghe thấy người này người kia vừa sinh ra một em bé có tật bệnh… tất cả đều khiến bạn lo lắng, sợ hãi. Nếu bạn cảm thấy bất ổn như vậy, hãy nói chuyện với người hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn.
Đôi khi, chỉ nhìn vào lịch và nhẩm đếm ngược thôi cũng khiến cho bạn thấy sốc. Đừng để dành mọi chuyện đến phút cuối mới làm. Em bé thì vẫn sẽ ra đời khi đã sẵn sàng, và bố mẹ em bé thì cứ quáng quàng cả lên với ti tỉ thứ việc còn chưa chuẩn bị xong.
Trong tuần này mẹ nên đi khám bác sĩ hai tuần một lần cho đến tháng cuối cùng, sau đó sẽ đi khám mỗi tuần 1 lần. Bà mẹ sẽ tiếp tục bị đau lưng và đau chân. Chất lỏng màu vàng gọi là sữa non sẽ chảy ra từ bộ ngực bà mẹ – chảy ra trước khi sản xuất sữa.
Hãy tự tin, đừng quá quan tâm đến những nhận xét của mọi người
Mọi người sẽ nhận xét về hình thể của bạn khi bạn mang thai được 32 tuần, và thể nào thì cũng năm người mười ý. Bất cứ bạn đi đâu, bạn cũng sẽ tới tấp nhận được những nhận xét kiểu như “Ôi, béo lên nhiều thật đấy”, “Ôi, tám tháng rồi mà trông còn bé thế”, “Ôi, em bé chắc to lắm đây”. Dường như ai cũng là chuyên gia sinh sản, và luôn rất hăng hái đưa ra lời khuyên. Bạn hãy học cách mỉm cười ngọt ngào và chuyển chủ đề hoặc lảng đi chỗ khác. Cố gắng đừng để ý nhiều đến nhận xét của mọi người, và chỉ quan tâm đến các thông tin tư vấn của những nguồn đáng tin cậy. Bạn, người hộ sinh và/hoặc bác sĩ của bạn chính là những chuyên gia duy nhất có thể hiểu được sức khỏe của bạn và em bé đang tiến triển thế nào.
Thật không dễ để bỏ ngoài tai mọi thứ. Dù bạn biết rằng bạn và em bé của bạn là khác biệt, và sẽ có phác đồ phát triển riêng của mình, nhưng bạn cũng vẫn muốn mình giống như đa phần các phụ nữ mang bầu khác, bạn muốn giống như “bình thường”. Và có thể, bạn sẽ thấy bạn đời của mình có xu hướng “xù lông” để bảo vệ mình, nhất là khi thấy bạn có phần phiền lòng vì một vài lời nhận xét của ai đó. Đây có thể là một phần tính cách của anh ấy mà bạn chưa thấy bao giờ. Vai trò của các bạn đã ít nhiều thay đổi, và có thể anh ấy đang cảm thấy rằng anh ấy không đóng góp được gì đáng kể trong khi bạn thì phải chịu nhiều khó nhọc. Nếu anh ấy cho rằng vai trò của mình là phải hỗ trợ bạn về mặt tình cảm, bảo vệ bạn và em bé, thì chắc chắn đây là một điều tốt. Những điều này sẽ càng củng cố mối quan hệ của hai người, và còn giúp xây dựng mối quan hệ tình cảm đặc biệt giữa hai bạn với em bé nữa.
Các bà mẹ có tình trạng khác nhau ở cùng giai đoạn của thai kỳ. Cái thai người mẹ mang có vị trí cao hay thấp, lớn hay nhỏ, rộng hay hẹp gọn phụ thuộc vào kích thước, vị trí của em bé, loại hình cơ thể của bà mẹ và trọng lượng bà mẹ tăng lên bao nhiêu. Để thoải mái hơn, bà mẹ nên uống nhiều nước, nâng cao chân khi ngồi, nằm nghiêng về bên trái và mang vớ hỗ trợ.
Lời khuyên cho bạn
Hãy tận dụng cuối tuần để đi chơi xa. Một “tuần trăng mật bầu bì” sẽ là một cơ hội tuyệt vời để hai bạn tận hưởng thời gian bên nhau, và cùng nhau tập trung vào những gì quan trọng nhất trong cuộc sống của mình. Nhớ mang theo máy ảnh và ghi lại những khoảnh khắc quý báu khi bạn đang mang thai này. Có thể bạn thấy mình không lấy gì làm quyến rũ cho lắm, nhưng sẽ có lúc bạn nhìn lại số ảnh này vì thầm mừng rằng may mà mình đã lưu lại những giây phút ấy.
Hãy đi đứng khoan thai, đừng vội vàng gì cả. Do độ cân bằng cơ thể đang thay đổi nên phụ nữ mang thai thường dễ bị ngã hơn. Bạn cũng sẽ không nhìn thấy rõ mặt đất dưới chân mình nữa do tầm nhìn bị chắn bởi chiếc bụng quá khổ, vậy nên hãy cứ ung dung, từ tốn.
Hãy lên kế hoạch để hoàn thành các công việc của mình nếu bạn chưa hoàn thành chúng. Hãy tính toán một cách thực tế về lượng công việc bạn có thể hoàn tất, và biết công việc nào có thể giao lại cho người khác. Bạn cần phải tạm nghỉ việc với tinh thần thoải mái rằng bạn đã xong xuôi công việc của mình, và giờ là lúc bạn tập trung cho một giai đoạn rất quan trọng trong đời.
Giặt quần áo và drap giường của bé. Bạn có nhớ những bộ quần áo đáng yêu bạn mua hoặc được tặng không? Bạn nên giặt bất cứ thứ gì sẽ tiếp xúc với da của bé để loại bỏ các chất kích ứng có trong vải. Hãy dùng các chất tẩy rửa dịu nhẹ nhất dành riêng cho trẻ sơ sinh, được dán nhãn không gây dị ứng hoặc tốt cho làn da nhạy cảm.
Dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 8
Khi thai nhi bước vào tháng thứ 8 phần tử cung của mẹ đẩy lên cơ hoành chèn vào dạ dày có thể làm bạn bị hụt hơi và ợ nóng. Ngoài ra bệnh táo bón cũng là một trong những nỗi khó chịu không tên làm phiền bạn trong giai đoạn này.
Trong tháng này mẹ nên ăn nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày để hạn chế bằng tình trạng ợ nóng. Mỗi ngày mệ nên uống đủ từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Tránh thực phẩm khó tiêu hóa và tránh ăn quá nhiều trong cùng một bữa. Chia bữa ăn thành từng bữa nhỏ và ăn thường xuyên hơn.
Đông thời mỗi bữa ăn mẹ cũng phải đảm bảo đủ dinh dưỡng ba bầu và thai nhi trong mỗi bữa ăn. Giúp tăng cường thực phẩm chứa sắt, canxi, axit folic…
Thực phẩm dành cho mẹ bầu cần phải tươi, sạch, không có hóa chất và nên ăn đồ tự nấu ở nhà. Cần cố gắng tránh đồ ăn để lâu trong tủ lanh. Một chế độ ăn giàu protein, canxi và sắt rất quan trọng cho sức khỏe của mẹ và bé. Một người mẹ khỏe mạnh sẽ sinh một em bé khỏe mạnh. Bạn phải tuyệt đối tránh những thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp. Giai đoạn này, nói không với chất bảo quản, chất phụ gia là lựa chọn thông minh của mẹ bầu.
Các loại gia vị là cần thiết nhưng cần phải hạn chế. Ăn quá cay có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa. Không chỉ mẹ bầu thấy khó chịu và em bé trong bụng cũng bị ảnh hưởng. Không có nghĩa là bạn cứ phải trung thành với đồ luộc, như vậy sẽ vô cùng chán và có thể thiếu một số dưỡng chất. Một chút gia vị để tăng mùi vị vẫn chấp nhận được. Miễn là mẹ bầu đừng sử dụng gia vị đóng gói vì chúng sẽ chứa hương liệu nhân tạo.
Bài tập khi mang thai tháng thứ 8
Dù đang ở nhà hay làm việc văn phòng thì bạn cũng nên tránh ngồi quá lâu một chỗ. Ngồi hàng giờ có thể khiến mẹ bầu bị đau lưng và gây áp lực lên bụng. Hãy nhớ, ở giai đoạn này, em bé chiếm phần lớn trong bụng của bạn. Vì thế, hãy tận dụng thời gian đi bộ nhẹ nhàng để mang lại sự thoái mái cho em bé.
Trong tháng thứ 8 em bé của bạn đã cưng cáp hơn và chỉ trờ đủ ngày để chào đời vì vậy trong tháng này những bài tập cần vận động nhiều sẽ không còn phụ hợp với bạn nữa. Bạn chỉ nên tập những bài tập yoga nhẹ nhàng. Bài tập này sẽ giúp bạn thư giãn, thoải mái. Đồng thời, cũng hỗ trợ khá nhiều cho quá trình sinh nở sắp tới của mẹ nữa đấy!
Các mẹ chú ý trước khi tập 1 giờ nên ăn nhẹ để tránh bị tụt đường huyết khi đang luyện tập. Sau khi tập xong, tiếp tục ăn nhẹ để nạp thêm năng lượng trong vòng 1 giờ sau đó.
Mẹ bầu nên tránh các chuyện phiền phức càng xa càng tốt, dù ở nhà, văn phòng hay bất cứ đâu. Mặc dù em bé vẫn ở trong bụng, nhưng những gì đang xảy ra bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến bé. Tất cả những gì bạn nghe, nói hay nhìn thấy, em bé đều có thể cảm nhận được. Những chuyện không hay ho sẽ không có lợi cho sự phát triển thể chất và tính cách của bé sau này.
Bất kỳ giai đoạn mang thai nào mẹ bầu cũng phải tránh căng thẳng. Nhưng ở tháng thứ 8 là vô cùng quan trọng khi em bé đã đủ lớn để cảm nhận mọi thứ. Đừng để tâm trạng không tốt ‘lây’ sang bé. Chắc chắn bạn không muốn con mình khi sinh ra lúc nào cũng bực bội và cáu gắt đúng không?
Mang thai là giai đoạn đặc biệt trong cuộc đời người phụ nữ. Đó là giai đoạn bạn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về thai nhi trong bụng mình. Sẽ có những lời khuyên của bác sĩ, bạn bè và người thân để bạn có thể tránh những rủi ro. Hãy giữ gìn cho bản thân lúc mang thai để có niềm hạnh phúc lớn lao khi một em bé khỏe mạnh được sinh ra.
phaideponline.com chúc các mẹ và bé yêu luôn mạnh khỏe!
0 comments:
Post a Comment