Hàng ngày đất nước ta nói riêng và cả thế giới nói chung thải ra môi trường biết bao nhiêu là chai nhựa, túi ni lông hay nói chung là rác thải. Bên cạnh đó ý thức của nhiều người dân chưa cao, gây ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường là một vấn đề  nóng nhất của thế giới hiện nay. Những hệ lũy của ô nhiễm môi trường đã và đang diễn ra gây nên những hậu quả rất nặng nề mà bạn đang chứng kiến và hứng chịu. Thế phải làm sao để lượng rác thải được tái sự dụng một cách hợp lý. Đây là vấn đề mà đang được nhiều nước không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới đã khám phá và tìm ra những phương pháp giải quyết vấn đề này.

[caption id="attachment_3024" align="aligncenter" width="636"]che bien rac thai thanh xang Vài con số ban đầu về tình trạng rác thải hiện nay[/caption]

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã được đưa ra và thử nghiệm và đã có những thành công bước đầu. Mới đây một phát minh của các chuyên gia hóa học đến từ Trung Quốc đã phát minh một phương pháp vô cùng hiểu quả có tác dụng chuyển hóa polyethylene thành nhiên liệu dạng lỏng, thắp sáng nên niềm hy vọng cứu sống Trái Đất thân yêu khỏi một tương lai đen tối tràn ngập trong ô nhiễm và rác thải. Nếu kết quả này có tính khả thi cao và ổn định, rất có thể đây chính là một bước tiến mang tính chất cách mạng trong công cuộc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường vì rác thải hiện nay.

Polyethylene là chất liệu nhựa phổ biến nhất trên thế giới. Trung bình các nhà máy sử dụng 100 triệu tấn poly mỗi năm để phục vụ sản xuất. Được cấu tạo từ các nguyên tử carbon và hydro kết hợp với nhau thành những chuỗi liên kết dài, polyethylene là một chất trơ nổi bật so với các “anh em” khác - đồng nghĩa với việc hầu như không phản ứng với các tác động bên ngoài, cũng như có khả năng phân hủy ngoài môi trường.

bien rac thai thanh xang dau

>>>Xem thêm :Những ngôi nhà đẹp được xây dựng từ vật liệu bỏ đi

Hàng thập kỷ qua con người đã và đang cố gắng tìm ra những phương pháp đối phó với tình trạng ô nhiễm môi trường. Cũng đã từng có những cách khác được đề xuất như đốt lửa, nhưng thật sự điều này là một quy trình gây ô nhiễm không kém, lãng phí năng lượng.Một phương pháp khác liên quan đến ứng dụng vi khuẩn ăn mòn nhựa cũng ít nhiều thổi lên ngọn lửa le lói về khả năng kiểm soát và phân hủy poly một cách tự nhiên, dù vậy cho tới nay, đó vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và phát triển.

Heng Huang, chuyên gia hóa học hữu cơ tại Học viện Khoa học Tự nhiên Trung Quốc, đã dành ra 4 năm cuộc đời tìm kiếm những giải pháp khả thi khác. Theo như thông tin trên trang báo điện tử Science Advance, Huang cùng cộng sự đã miêu tả, diễn giải phương pháp của họ có cơ chế tác động phân hủy polyethylene tại nhiệt độ trung bình là 150 độ C, tác dụng cùng một chất xúc tác kim loại có nguồn gốc từ iridium.

Tất nhiên, vẫn còn cả một chặng đường dài phía trước cho tới khi chúng ta hoàn toàn làm chủ được tình trạng và diễn biến ô nhiễm trên hành tinh này. “Thách thức đầu tiên đặt ra là hiệu suất của chất xúc tác,"Huang phát biểu. Hiện tại, quy trình phân hủy sáng tạo bởi anh vẫn đang hoạt động ổn định với tỷ lệ nhựa-chất xúc tác tương ứng 30/1. "Như vậy thật sự vẫn chưa đủ tốt nếu như muốn vươn tầm phổ biến rộng khắp trên toàn thế giới, "anh nhận định thêm. "Chúng tôi muốn phát triển và tối ưu hóa hơn nữa khả năng của nó, 10.000/1 hay 1.000.000/1, càng lớn càng tốt."

phat minh che bien rac thai thanh xang dau

Đội ngũ nghiên cứu của Huang cũng đang làm việc hết công suất để thay thế iridium - một nguyên tố quý hiếm thuộc họ bạch kim - bằng những kim loại khác rẻ và dễ kiếm hơn, mặc dù có thể đánh đổi một số đặc tính vốn có cũng như tốn thêm nhiều thời gian triển khai hơn

Tiềm năng của phương pháp này là vô cùng to lớn, đặc biệt là trong tương lai gần, khi chúng tôi có thể cải thiện hiệu quả đồng thời giảm thiểu chi phí của iridium. Hy vọng là quy trình của chúng tôi sẽ sớm trở nên ổn định và ứng dụng rộng rãi hơn

0 comments:

Post a Comment

 
Blog nội trợ © 2015. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top