Giáo sư Sam Yam đang nằm trong danh sách các giáo sư kinh tế giỏi nhất trên thế giới, là người duy nhất dưới 30 tuổi.
>>>>>>>>> Danh tính kẻ trộm ô tô chở vàng gấy chấn động Hà Nội
>>>>>>>>> Lật tẩy chăn nữ sinh với vai "Bạch mã hoàng tử"
Nếu bạn bước vào trong các lớp học của Giáo sư Sam Yam tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đầu tiên, bạn có thể nghĩ rằng ông là sinh viên chứ không phải là một giáo viên.
Giáo sư Yam không chỉ trẻ về độ tuổi mà cả cách ăn mặc. Ông xuất hiện trên bục giảng với phong cách ăn mặc giản dị và bình thường hơn cả sinh viên, thậm chí đôi lúc ông mặc cả quần short.
Dù trẻ tuổi nhưng ông được phong là giáo sư, chuyên gia đạo đức kinh doanh và là tác giả của hàng chục báo cáo nghiên cứu các bài thuyết trình tại các trường đại học khắp thế giới.
Giáo sư Sam Yam đang nghiên cứu giảng dạy tại NUS.
Kể từ khi trở thành giáo sư năm ngoái, ông đã có 6 bài báo đăng trên tạp chí nổi tiếng trong lĩnh vực của mình.
Giáo sư Michael Frese, giám đốc nhân sự NUS chia sẻ: "Nghiên cứu của Sam giành 2 giải thưởng xuất sắc Học viện quản lý".
Tháng 4/2016, giáo sư Yam có trong danh sách 40 giáo sư kinh tế giỏi nhất thế giới dưới 40 tuổi. Điều đặc biệt ông người duy nhất dưới 30 tuổi trong danh sách bao gồm các học giả từ Đại học Harvard, Yale và Oxford.
Theo báo Straits Times, sinh ra lớn lên tại Hong Kong, giáo sư Yam học đại học ở Mỹ. Cha của ông là tài xế taxi làm việc chăm chỉ để có tiền gửi cho ông đi học tại đây lúc mới 16 tuổi.
Giáo sư Yam dành 10 năm miệt mài đèn sách để giành bằng cử nhân tâm lý học và tiến sĩ chuyên ngành hành vi tổ chức từ ĐH Washington.
Tháng 6/2015, giáo sư Yam chuyển tới Singapore cùng vợ là Cindy, 27 tuổi là người Hong Kong. Họ muốn được gần cha mẹ Hong Kong hơn. Vợ ông là cựu giám đốc chi nhánh ngân hàng ở JP Morgan.
Điều ngạc nhiên giáo sư Yam không có kinh nghiệm kinh doanh trước bắt đầu đứng lớp tại Trường Kinh doanh NUS. "Tôi chưa từng tham gia một lớp học kinh doanh", ông chia sẻ với nụ cười thân thiện.
"Sở thích thực sự của tôi là tôn giáo, triết học chính trị. Tuy nhiên chúng trừu tượng trong khi tôi thích cái gì đó được áp dụng nhiều, cái gì tôi có thể nhìn thấy. Vì vậy, đạo đức kinh doanh phù hợp nhất".
Trong một nghiên cứu công bố gần đây (tiến hành trong gần bốn năm), giáo sư Yam các cộng sự đã khảo sát tác động của công ty buộc nhân viên tham gia các hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) tình nguyện và quyên góp cho các tổ chức từ thiện và giúp đỡ nhóm phúc lợi xã hội.
"Khi bạn ép buộc nhân viên phải ủng hộ từ thiện thì phải làm cho họ cảm giác đang làm một điều đó thực sự tốt đẹp mặc dù họ thực sự không muốn", giáo sư Yam chia sẻ. Nghiên cứu này do giáo sư Yam đứng đầu, ông đã mất gần 4 năm để hoàn thành.
Bạn Andy Lua, 23 tuổi là sinh viên kinh tế năm 2 từng gửi thư điện tử cho giáo sư Yam tiêu chuẩn định giá thuế. Lua rất ngạc nhiên khi giáo sư Yam phản hồi, kèm theo một bài nghiên cứu để Lua tham khảo. "Chỉ một hành động nhỏ đó làm cho tôi cảm thấy giáo sư Yam là nhà giáo dục đặc biệt".
Giáo sư Yam cảm thấy học sinh Singapore dễ dạy hơn Mỹ: "Sinh viên Mỹ có xu hướng đặt nhiều câu hỏi trong lúc sinh viên Singapore trật tự hơn nhưng không nhiều như sinh viên đến từ Trung Quốc, Hong Kong".
Mặc dù trở thành giáo sư tuổi đời khá trẻ, giáo sư Yam vẫn dành thời gian cho sở thích riêng bóng rổ, game và board games (trò chơi bàn cờ).
"Tôi thật sự không làm việc nhiều giờ như mọi người vẫn ngĩ. Tôi làm việc 8h/ngày. Tôi đến văn phòng lúc 7h và ra về 15-16h. Sở thích của tôi ảnh hưởng đến cuộc sống tôi. Nếu tôi không cãi nhau, tôi thích xem mọi người tranh luận lẫn nhau", giáo sư Yam bày tỏ.
Nếu ông không trở thành một giảng viên, ông nói rằng mình trở thành một tài xế taxi như cha mình.
Tuy nhiên thực tế, giáo sư Yam thích hợp việc viết các nghiên cứu hơn lái xe. "Tôi đã từng cố thi lấy bằng lái tại Hong Kong nhưng bị trượt. Bạn cần phải đạt 96% bài kiểm tra để được chấm đậu. Nó thật sự khó", giáo sư Yam thừa nhận.
0 comments:
Post a Comment