Trong quá trình khảo sát, khám sàng lọc, có nhiều bé trai gặp vấn đề về đường sinh dục. Vậy, nguyên nhân của tình trạng này do đâu?







Trong tháng 5 vừa qua thì Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã tổ chức “Chương trình sàng lọc chỉ số phát triển, sàng lọc khiếm thính và sàng lọc phát hiện các bất thường của bộ phận sinh dục ở trẻ trai tuổi đầu đời các trường mẫu giáo, mầm non, nhóm trẻ tư thục địa bàn quận năm 2016”, chương trình này thực hiện thăm khám tại 35 trường mẫu giáo, mầm non, nhóm trẻ tư thục địa bàn quận Hoàn Kiếm.

Kết quả khám sàng lọc cho thấy qua tổng số trẻ tham gia sàng lọc 2675 trẻ, trong đó thì chỉ có 1023 trẻ phát triển bình thường (chiếm 38,24%); còn 465 trẻ (chiếm 17,38%) cần chú ý đến vấn đề vệ sinh hàng ngày do dính, bán dính bao quy đầu, viêm nhiễm; 1187 trẻ (chiếm 42,29%) cần can thiệp chuyên khoa các dạng khác nhau.

Đây thật sự là những con số đáng báo động, nhất là ở một quận trung tâm Hà Nội như Hoàn Kiếm trình độ dân trí cao, điều kiện kinh tế cũng ổn định, điều kiện giáo dục cũng được cho tốt nhất. Thử hỏi ở giữa thủ đô còn vậy thì địa phương khác, nhất là những vùng nông thôn sẽ như thế nào? Khi mà việc chăm sóc sức khỏe đặc biệt “vùng kín” của trẻ chủ yếu là phát triển theo tự nhiên.

1466589969-3

Chuyên gia đang tư vấn cho bậc phụ huynh tại chương trình khám sàng lọc.

Trao đổi về nguyên nhân dẫn tình trạng trên, bà Trương Thị Kim Hoa – Giám đốc Trung tâm Dân số và KHHGĐ quận Hoàn Kiếm nhận định, về vấn đề không thể nói các bậc phụ huynh có trình độ thấp hay cao. Vì đôi khi có những phụ huynh vì quá chu toàn chăm sóc con, cũng khiến trẻ ảnh hưởng “vùng kín”.

“Về nguyên nhân của tình trạng, mọi người cần phải hiểu vấn đề rằng, bậc phụ huynh có con trong độ tuổi khám sàng lọc qua (các trường mầm non) hiện còn quá trẻ, khi đa số là đầu 9X. Vì thế chăm sóc đối với trẻ đôi khi thoái quá thiếu khoa học. Ví dụ như việc trẻ còn nhỏ tuổi mà thường xuyên cho con mặc quần bó hay mặc shịp, đó là điều chúng tôi ko mong muốn”, bà Hoa cho biết.

Ngoài ra, vị giám đốc cũng đồng tình với việc, bậc phụ huynh không hoặc ít quan tâm đến con cái mình sinh ra, khi hàng ngày họ mải mê kiếm tiền và giao trắng việc trông con cho ông bà, người giúp việc.

“Hiện nay, nhiều người khoán trắng chăm sóc con cho ông bà hoặc người giúp việc thậm chí là các nhà trường, thậm chí có nhiều gia đình vì sạch sẽ quá lạm dụng việc đóng bỉm cho con… Đáng nói hơn, nhiều ông bố bà mẹ con vô tư cho như vậy không sao đâu? Sau này lớn con sẽ phát triển bình thường. Đó chính là nguyên nhân, sai lầm mà chúng tôi muốn tư vấn đến bậc phụ huynh”, bà Hoa chia sẻ.

Chính vì những nguyên nhân trên, thực hiện chương trình khám sàng lọc, nhiều cơ sở giáo dục cho sẽ “đổ bể” vì các bậc phụ huynh không đưa con đến khám vì không có thời gian, nhưng sự thật hoàn toàn khác.

“Khi chúng tôi làm chương trình, nhà trường còn không tin là sẽ không thể thực hiện vì các bậc phụ huynh rất bận. Nhưng khi thực hiện thì ngạc nhiên đã xảy ra vì bố mẹ đưa con đi rất đông. Đáng nói là, ông bố bà mẹ đưa con đi chỉ nhằm thỏa mãn tò mò, chứ không tin vào kết quả”, bà Hoa chia sẻ.

Cuối cùng khi nói tầm quan trọng của việc chăm sóc bộ phận sinh dục trẻ, bà Hoa cho rằng, chăm sóc bộ phận sinh dục cho bé trai tuổi đầu đời, chính là việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trẻ ngay từ lúc nhỏ. Ngoài ra, việc chăm sóc trẻ phát hiện rất nhiều các bệnh khác.

“Việc không thực hiện chữa trị, không phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến đến sức khỏe sinh sản trẻ sau này, thậm chí một số trường hợp tinh hoàn nằm lạc chỗ lâu dài có thể gây ung thư, còn nếu hẹp bao quy đầu gây viêm nhiễm, khó khăn cho việc vệ sinh hàng ngày và khi ở tuổi trưởng thành có nhiều “trắc trở” trong vấn đề sinh sản”, bà Hoa cảnh báo.

0 comments:

Post a Comment

 
Blog nội trợ © 2015. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top