Vậy là mẹ bầu sắp đi hết 2/3 chặng đường đầu tiên. Mang thai tháng thứ 6 là giai đoạn đánh dấu những thay đổi đáng kể xảy ra trên cơ thể mẹ, cùng với đó là sự chuyển mình không ngừng của bé. Đến thời gian này, ngay cả những bà bầu ít "phát tướng" nhất cũng mang hình ảnh rõ nét của một bà bầu thực thụ với bụng bầu nhô to, dáng đi bắt đầu nặng nề hơn. So với tháng thứ 5, mẹ có thể thấy tháng này bụng bầu to nhanh đáng kể, các vết rạn lần lượt kéo đến và vô số triệu chứng khó chịu xảy ra.

mang-thai-thang-6Các bộ phận trên cơ thể thai nhi đã căn bản hoàn thành, sang đến tháng thứ 6 là giai đoạn bé cưng bắt đầu tập trung vào phát triển chiều dài, cân nặng và "gấp rút" hoàn thiện các chức năng để chuẩn bị cho cuộc sống "tự lập" bên ngoài trong vài tháng tới.

Thai nhi lớn nhanh đồng nghĩa với cơ thể mẹ đối mặt với nhiều thay đổi hơn, không chỉ bụng bầu to lên mà còn kéo theo các triệu chứng khác như đau lưng, chuột rút, những cơn co thắt, rạn da,... Và còn rất nhiều vấn đề khác nữa, mẹ hãy theo dõi xem khi mang thai tháng thứ 6 thì sẽ xảy ra những điều gì nhé!

Sự thay đổi của mẹ và bé khi mang thai tháng thứ 6


1. Mang thai tuần thứ 21 - Thai nhi 21 tuần tuổi


Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 21


Thai nhi tuần 21 thiên thần của bạn có chiều dài tử đỉnh đầu tới mông khoảng 18cm và cân nặng vẫn tăng lên đều đặn khoảng 360g.

Ở tuần 21 thai nhi sẽ được bao bọc bởi một chất dịch màu trắng, giúp bảo vệ da của bé trong môi trường nước ối. Dịch chất này sẽ tồn tại cùng với bé cho đến lúc sinh ra.Thời điểm này thai nhi cần nhiều chất sắt để tạo hồng cầu và các loại tế bào khác. Phần mí mắt của bé đã được hình thành. Hệ tiêu hóa của bé phát triển và hoàn thiện hơn. Thai nhi tiếp tục nuốt nước ối nhiều hơn để hệ tiêu hóa được hoàn chỉnh. Không những thế, cơ thể thai nhi sẽ hấp thu lượng nước trong nước ối và chuyển vào ruột.

Điều tuyệt với nhất của thai nhi trong tuần này là khả năng nuốt. Bé có thể nuốt chất dinh dưỡng ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, bạn có thể quan sát kỹ hơn điều này qua các lần siêu âm.

Sự thay đổi của bà bầu tuần thứ 21


Bà bầu tuần 21 mẹ bầu sẽ bắt đầu có những dấu hiệu rạn da. Cũng từ tuần thai này, bạn đã đi được một nửa chặng đường thai kỳ và bụng bầu cũng đang tăng kích cỡ đáng kể. Lúc này bạn nên làm là sử dụng những loại kem dưỡng da ngăn ngừa rạn da hoặc những mỹ phẩm từ thiên nhiên như dầu dừa, dầu oliu…

Đôi khi các mẹ sẽ cảm thấy có những dấu hiện thở hổn hển hoặc thở không ra hơi, những các mẹ đừng lo lắng khi gặp phải tình trạng này vì đây là điều bình thường và tình hình sẽ ngày càng “tệ” hơn do tử cung của bạn ngày càng phát triển, “chèn ép” phổi.

2. Mang thai tuần thứ 22 - Thai nhi 22 tuần tuổi


Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 22


Thai nhi tuần 22 thai nhi có chiều dài tính từ đỉnh đầu đến gót chân khoảng từ 26,6-30cm và nặng khoảng từ 360-500g.Tuần này tất cả các cơ quan đã hình thành và phát triển, cơ thể bé có lớp lông tớ, đặc biệt lúc này bé đã có thể cử động. Quá trình phát triển vẫn diễn ra mạnh mẽ kể từ tuần này. Mắt bé hình thành dáng từ lâu nhưng con ngươi thì vẫn còn thiếu sắc tố. Mí mắt, lông mày hoàn thiện dần. Cơ bắp đang dần mạnh lên mỗi tuần, mí mắt và lông mày đang phát triển Lá lách đang tiếp tục phát triển.

Ở tuần này thai nhi đã cảm nhận được những hoạt động bên ngoài của mẹ. Thai nhi bước vào tuần 20-22 các mẹ nên thường trò chuyện hoặc hát ru cho em bé nghe. Ngoài ra bạn cũng nên cho bé nghe các bản nhạc cổ điển hay những bản nhạc bạn yêu thích, để bé cảm nhận dần dần những âm thanh từ phía ngoài. Em bé di chuyển rất nhiều và phản ứng với âm thanh, nhịp điệu hoặc giai điệu. Nếu bà mẹ hát và nói chuyện với bé bây giờ, những âm thanh đó sau này sẽ làm dịu bé sơ sinh.

Sự thay đổi của bà bầu tuần thứ 22


Ở tuần thai 22 mẹ bầu dễ dàng nhận thấy cơ thể đã nặng nề hơn rất nhiều. Mẹ bầu đã có thể tăng từ 4-6kg. Triệu chứng mẹ sẽ phải đối mặt thời gian này là chứng phù nề bởi cơ thể tăng kích thước cũng đồng nghĩa với việc chân to hơn. Mẹ hãy mua cho mình những đôi giày rộng hơn 1-2 cỡ so với bình thường.

Tử cung vẫn đang phát triển và mẹ cảm thấy khá tốt vì không còn ốm nghén nữa. Tuy nhiên vẫn xảy ra tình trạng chuột rút ở chân, bị sưng nhẹ ở mắt cá chân và bàn chân.

Phần bụng của mẹ lớn dần lên trong tuân này nhưng bạn đừng lo lắng vì đây là một dấu hiệu tốt cho thai nhi. Cơ thể bạn đang phải tải thêm trọng lượng, trọng lực đang tăng lên cùng với sự mở rộng của tử cung, các ngón tay, ngón chân và các khớp trở nên lỏng lẻo hơn do sự tác động của các hormone thai kỳ nên sự vụng về trong mọi việc là không thể tránh khỏi

Để hạn chế bị chuột rút, hãy ăn nhiều canxi và kali. Uống một ly sữa trước khi đi ngủ hoặc ăn nhẹ các loại thực phẩm giàu kali như bưởi, cam và chuối. Nếu bị chuột rút ở chân, hãy cố gắng gập ngón chân về phía khuôn mặt và giữ chân thẳng.

3. Mang thai tuần thứ 23 - Thai nhi 23 tuần tuổi


Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 23


Thai nhi 23 tuần tuổi da còn nhăn nheo vì bé sẽ đạt được nhiều trọng lượng hơn nữa. Phần lông tơ có thể chuyển sang màu tối hơn.

Tuần thai thứ 23 là cột mốc khá quan trọng trong quá trình mang thai vì vậy các mẹ bầu nên đi khám thai kỹ càng để phát hiện sớm dị tật ở thai nhi từ tuần này. Nếu trường hợp bé có những dị tật bẩm sinh việc siêu âm sẽ phát hiện sớm sẽ giúp mẹ có những định hướng tốt nhất.

thai-nhi-23-tuan-tuoi

Ở tuần thai thứ 23 thiên thần của bạn có kích thước gần bằng quả bưởi với chiều dài khoảng từ 26,6-30cm và nặng từ 360-500g. Cũng ở tuần này tuyến tụy của bé đang hoàn thiện dần dần và những chiếc răng sữa đã xuất hiện ở phía dưới lợi của thai nhi. Lúc này, cân nặng sẽ tăng lên mạnh mẽ và sẽ dần dần tập trung để phát triển về cân nặng. Phần lông tớ sẽ dần bao phủ khắp cơ thể, có tác dụng bảo vệ làn da mỏng manh của bé yêu. Lớp lông tơ này có thể được nhìn rõ khi bạn đi siêu âm trong tuần này.

Sự thay đổi của bà bầu tuần thứ 23


Khi bước vào tuần thai thứ 23 cơ thể mẹ có nhiều thay đổi. Trên bụng mẹ sẽ có một đường đen hay còn được gọi là đường Nigra sẽ rõ dần. Đường đen này thường sẽ kéo dài từ rốn đến vùng kín. đường này sẽ đậm lên dần theo chu kỳ thai nhi

Mẹ bầu tuần 23 có thể xuất hiện cơn gò tử cung giả, có cảm giác khó chịu ở tử cung. Cách tốt nhất trong giai đoạn này bạn hãy uống nhiều nước và đứng lên vận động nhẹ nhàng, thường xuyên nếu công việc của bạn phải ngồi nhiều.

Bà bầu mang thai tuần 23 có thể tăng từ 5.5 kg đến 6.8kg. Trong khi mang thai, dịch sẽ tiết ra nhiều hơn trong âm đạo, có màu từ trong suốt sang màu vàng và mùi không rõ ràng. Nếu màu sắc hay mùi thay đổi đáng kể, hãy đi khám bác sĩ xem mẹ có bị nhiễm trùng hay không. Ngoài ra mẹ bầu sẽ còn cảm thấy tình trạng đau lưng hoặc đau hông cũng đi liền với thai kỳ khi bụng bầu lớn dần.

Nếu bà mẹ bị đau một ít ở phần lưng thì hãy nằm xuống, xoa bóp nhẹ nhàng và chườm miếng đệm nóng hay chai nước nóng. Nếu bà mẹ bị rạn da, da sẽ trở nên khô và ngứa, hãy dùng kem dưỡng ẩm để cải thiện tình hình.

4. Mang thai tuần thứ 24 - Thai nhi 24 tuần tuổi


Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 24


Ở tuần thai thứ 24 tính từ đầu đến gót chân, lúc này em bé của bạn dài khoảng 34cm và trọng lượng của bé khoảng 680g. Em bé của bạn lúc này đã bắt đầu tích mỡ, chính vì vậy làn da nhăn nheo dần căng ra và bé dần giống trẻ sơ sinh hơn. Phần tóc của bé vào tuần này cũng mọc nhiều hơn, qua siêu âm mẹ có thể xác định được màu sắc và dạng tóc.

Thai nhi ở tuần 24 đang bắt đầu tạo ra tế bào máu trắng giúp chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Trong thời gian này em bé có thể phản ứng lại với các đụng chạm hoặc các âm thanh. Bà mẹ có thể biết khi nào em bé nấc cụt.

Sự thay đổi của bà bầu tuần thứ 24


Nêu các mẹ để ý sẽ thấy rốn mình bắt đầu lồi lên trên mặt bụng bầu bởi thai nhi đang phát triển rất nhanh. Mẹ đừng quá lo lắng về triệu chứng này bởi sau sinh nở, rốn sẽ dần dần trở về vị trí ban đầu thôi.

Trong giai đoạn này mẹ bầu sẽ tăng cân nhanh chóng vì thai nhi của bạn đang phát triển ngày một lơn hơn. Ngoài ra các mẹ còn cảm thấy hiện tượng sưng mắt cá chân và bàn chân. Đây là một triệu chứng bệnh phù khi mang thai để giảm thiểu tình trạng này các mẹ hãy cố gắng kê cao chân mỗi khi ngồi và nằm nhé.

Mẹ bầu lúc này có thể tăng 0.5kg mỗi tuần trong tháng này. Bác sĩ có thể kiểm tra nếu bà mẹ bị bệnh tiểu đường khi mang thai từ tuần 24 đến tuần 28.

Khi bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ có đến 70% chị em nhận thấy làn da trên bụng bầu và một số bộ phận khác như đùi, mông, ngực bị rạn. Các mẹ không nên ăn kiêng giảm cân trong thời kỳ này, nhưng cũng không nên để cân năng của mình tăng quá nhanh, hãy chú ý nhiều hơn đễn chế độ dinh dưỡng trong mối bữa ăn để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và bé nhé.

Trong tuần thai thứ 24 này các ông chồng có thể áp tai lên bụng dưới và nghe nhịp đập trái tim em bé.

Mang thai tháng thứ 6, mẹ bầu nên làm gì


1. Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng 6


Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai tháng thứ 6 hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Mỗi ngày bình quân thai nhi tăng trưởng khoảng 10g. Do đó, bà bầu nên ăn gì trong tháng thứ 6 sẽ hướng dẫn cụ thể dinh dưỡng mang thai tháng thứ 6 để chị em dễ dàng vượt qua giai đoạn này.

Ở tháng thứ 6 của thai nhi, lúc này em bé của bạn đã gặng khoảng nửa kg và dài gần 30cm rồi. Cơ thể bé bắt đầu có hình dạng của trẻ sơ sinh với các bộ phận trên cơ thể đã phát triển rõ ràng hơn. Việc bổ sung thêm nhiều dưỡng chất sẽ giúp các bé phát triển hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể hơn nữa. Đặc biệt, trong giai đoạn này, mẹ có thấy mình thường bị khô mắt và suy giảm thị lực không? Tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A là điều bạn nên làm lúc này. Theo nghiên cứu, thiếu vitamin A trong thai kỳ cũng dễ khiến bé cưng bị hen suyễn sau khi sinh.

mang thai thang thu 6Phụ nữ mang thai tháng thứ 6 nên ăn gì còn tùy thuộc vào thể trạng và cân nặng của mẹ bầu. Giai đoạn giữa thai kỳ này mẹ nên tăng từ 5-6 kg, có nghĩa là phụ nữ mang thai tháng thứ 6 nên tăng khoảng 2kg. Chính vì thế, bà bầu nên ăn gì trong tháng thứ 6 để tăng khoảng 2 kg cho đảm bảo chỉ tiêu dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho bà bầu trong việc lựa chọn dinh dưỡng phù hợp.

Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai tháng thứ 6 cùng với việc nâng cao số lượng ăn uống còn cần đề cao chất lượng, đặc biệt là có nhiều hàm lượng lòng trắng trứng, nhiều canxi, phốt pho, i-ốt, kẽm cùng các thức ăn có vitamin.

Bà bầu cần ăn các thực phẩm cung cấp canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm. Chế độ ăn uống cho bà bầu tháng thứ 6 cần bổ sung rong biển, tảo tảo đỏ, đậu tương, đậu hủ, trứng gà, mấm mèo, rau cải, xương đầu động vật, thịt nạc, các loại cá, tép, tôm khô để tăng cường dinh dưỡng mang thai tháng thứ 6.

Khi mang thai tháng thứ 6 cũng đòi hỏi phụ nữ mang thai mỗi ngày nên ăn từ 4 – 5 bữa, nhưng mỗi lần ăn không nên ăn quá no, giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể dễ dàng hơn và bụng không phải mang theo lượng thức ăn quá lớn gây mệt nhọc. Ngoài chế độ dinh dưỡng, các bác sĩ thường kê đơn axit folic, vitamin tổng hợp và viên uống canxi để bà bầu tháng thứ 6 tăng cường sản xuất máu và protein, kích thích sự hoạt động của enzyme cho thai nhi phát triển tốt nhất.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai tháng thứ 6 nên bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất như đạm, carbon hydrates, vitamin A, C, B6, B12, D…từ những thực phẩm hàng ngày. Thời kỳ này, cơ đáy khoang chậu của mẹ bầu bị lỏng nhão dễ dẫn đến táo bón hoặc trĩ, do đó thai phụ nên kiêng ăn những thứ có tính cay nóng, mỡ, rán, nướng…; kiêng uống trà đặc, cà phê, không hút thuốc, uống rượu; thận trọng khi đồ ăn có tính nóng như: thịt dê, thịt chó; không ăn những thức ăn có thể làm giảm sự phân tiết của các tuyến thể như: quả lựu, mai, mận. Ngoài ra, lượng nước và lượng muối không được hấp thu quá nhiều, nếu không có thể dẫn đến chứng bệnh độc huyết kỳ mang thai.

Bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì cũng cần người thân đặc biệt chú ý. Bà bầu cần tăng cường đồ ăn nóng, đa dạng, nhiều gạo, ngũ cốc, đậu đỏ, đậu xanh. Ăn nhiều chất có hàm lượng sắt cao như máu động vật, thịt nạc, thịt bò, các loại cá, các loại đậu, các loại rau củ quả. Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai tháng thứ 6 cần được người thân kiểm soát để tránh tình trạng ăn quá nhiều món yêu thích hay “quá nhiều” bất kỳ một loại thức ăn nào.
Nếu phụ nữ thiếu máu thì cần chú ý bổ sung sắt. Với dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6, lượng lớn kích tố của thai làm cho cơ trơn của vị tràng bị lỏng nhão, lượng nước bị thành ruột hấp thu nên thường dẫn đến táo bón. Do đó, cần phải ăn những thức ăn như: rau xanh, hoa quả tươi và có chất xơ, hồ đào, lạc, vừng, hạt hướng dương… Những thức ăn này chứa nhiều axit béo không bão hoà, có thể giảm được tỷ lệ phát những bệnh về da cho trẻ sau này. Chú ý, những thức ăn chứa nhiều vitamin B2 như: gan động vật, rau xanh, mộc nhĩ, đậu… có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu của trẻ sau khi sinh. Thường ăn những thức ăn chứa iốt, có thể giảm tỉ lệ phát bệnh đần độn ở trẻ.


2. Mang thai tháng thứ 6 nên kiêng gì?


Tránh những động tác gây chèn ép bụng, tránh cơ thể bị chấn động, không nên cầm vật nặng. Nếu muốn nhặt vật ở dưới đất thì phải quỳ gối xuống, giữ cho thân trên luôn thẳng, để tránh gây áp lực lên bụng.

mang-thai-thang-6Không nên rướn người, vươn tay lấy vật ở trên cao để bụng không bị kéo giãn quá mức.

Tránh đi du lịch xa, vì ngồi trên xe bị lắc lư trong thời gian dài hoặc bị chấn động sẽ gây đau bụng, và dễ dẫn đến sinh non.

Tránh để cho cơ thể bị lạnh. Nếu bị lạnh sẽ gây co thắt tử cung, có thể dẫn đến sinh non. Trong giai đoạn này phải chú ý giữ ấm.



3. Mang thai tháng thứ 6 có nên quan hệ?


Quan hệ trong quá trình mang thai luôn tốt cho cả mẹ lẫn con và chu kỳ mang thai tháng thứ 6 cũng vậy nhưng cần lưu ý những vấn đề sau : Chỉ cần dương vật tiếp xúc cổ tử cung hoặc cổ tử cung co thắt khi thai phụ “lên đỉnh”, sẽ gây tổn thương nhau thai, chảy máu nhiều, gây nguy hiểm cho thai nhi



4. Bài tập khi mang thai tháng 6



Việc tập thế dục đều đặn trong suốt thai kỳ để có một cơ thể khỏe mạnh là điều cần thiết đối với các mẹ. Khi mang thai tháng thứ 6 các mẹ nên tập kegel sẽ giúp bạn chuyện sinh nở của bạn trở nên dễ dàng hơn. Mỗi ngày các mẹ chỉ cần tập từ 2- 3 phút mỗi ngày và vùng cơ chậu của bạn đã sẵn sàng cho hành trình vượt cạn sắp tới rồi..

5. Làm đẹp khi mang thai tháng thứ 6


– Chăm sóc da: Trong suốt thời kỳ mang thai da bạn có những thay đổi nhiều đặc biệt phần da bụng. Bụng lớn hơn đồng nghĩa với việc da bạn cũng sẽ phải căng ra, các vết rạn da xuất hiện cũng sẽ nhiều hơn. Những vết rạn này tuy khó xóa bỏ những bạn cũng có thể làm cho chúng bớt đi sự đáng sợ và khó chịu bằng cách dùng dầu dừa hoặc dầu oliu xoa đều lên những vùng da bị rạn. Cách này sẽ giúp da bạn mềm mại hơn và tăng khả năng đàn hồi cho da.

– Sắm đồ bầu: Khi thai nhi đạt vào tháng 6 bụng đã nhô cao hơn trước rất nhiều và bạn không còn “tận dụng” được quần áo cũ của mình nữa đâu. Vì vậy bạn nên thêm những chiếc đầm suông rộng rãi cho bà bầu, bạn vừa cảm thấy thoải mái và cũng không kém phần xinh đẹp.

Với những chia sẽ trên ắt hẳn các mẹ bầu đã có những kiến thức cơ bản nhất cho việc mang thai của mình. Mang thai tháng thứ 6 là thời điểm cực kỳ quan trọng cho quá trình phát triển toàn diện của thai nhi. Với bài viết này chúng tôi hy vọng có thể cung cấp những thông tin cần thiết cho các mẹ bầu.

Chúc các mẹ và bé yêu luôn mạnh khỏe!

0 comments:

Post a Comment

 
Blog nội trợ © 2015. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top